Những năm học cấp 3 tôi có mối tình đầu, hai đứa trong sáng lắm, chỉ dừng ở cái nắm tay và sang nhà rủ, đón đưa nhau đi học mỗi ngày. Cậu ấy luôn là người bảo vệ tôi, giúp đỡ tôi, bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn cũng có mặt cậu ấy.
Chị hai đi buôn táo nhập hàng số lượng lớn không tiêu thụ được, cậu ấy là người nghĩ cách "giải cứu" giúp chị em tôi bằng cách đưa táo vào tận từng nhà trong mấy khu thôn tiếp thị, giúp chở táo lên cả chợ bán, còn bị đám bảo kê chợ nhiễu sách dọa đánh chạy trối chết, đó đều trở thành kỷ niệm vui sau này của chúng tôi.
Chị cả tôi lấy phải chồng vũ phu, cậu ấy cũng chở tôi đến gặp nói chuyện và dạy cho anh rể một bài học. Cậu ấy giống như một người thân trong gia đình tôi, một người anh, người bạn thân, người tri kỷ của tôi. Khi chúng tôi học lớp 12 rồi thi xong đại học, cậu ấy đã nói yêu tôi, hai đứa trao nhau nụ hôn đầu.
Nhưng tôi không kết hôn với cậu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn hiểu lối rẽ đó là do quyết định của một mình tôi, không phải do cậu ấy. Tôi ra trường, đi làm và gặp gỡ nhiều người. Tôi đã lựa chọn một người đàn ông không hết lòng hy sinh cho mình nhưng có tiền, anh ấy là ứng viên phù hợp hơn đối với kẻ mang gánh nặng đưa cả gia đình thoát nghèo như tôi. Tôi kết hôn và rời bỏ cậu ấy, đánh rơi nụ hôn đầu trong bộ dạng lạnh lùng vô ơn. Tôi không muốn gieo cho cậu ấy bất kỳ nỗi đau nào. Căm ghét và trách cứ sẽ dễ khiến cậu ấy quên tôi hơn.
Cậu ấy có thể đã quên tôi rồi, nhưng trớ trêu thay, tôi lại là người không quên được. Lấy chồng giàu có, nhìn bề ngoài tôi dường như có tất cả. Tôi xây được nhà to đẹp hơn cho bố mẹ, hỗ trợ được chị hai vốn làm ăn, xin việc được cho chị cả nhờ quan hệ của chồng. Tôi có công việc nhẹ nhàng. Tôi không có tham vọng. Biểu hiện xuất sắc thời đi học của tôi cũng không còn. Chồng không coi trọng tôi, thậm chí coi thường tôi. Anh xem việc chu cấp cho nhà vợ như ban ơn, bù lại việc tôi đã đẻ con cho anh và trông nom nhà cửa.
Con được 2 tuổi tôi phát hiện chồng có nhân tình. Tổn thương rất lớn, tôi đòi ly hôn. Chồng tôi không phải suy nghĩ đã ngay lập tức đồng ý. Để không ảnh hưởng đến tiếng tăm, anh mua cho tôi một căn nhà nhỏ hơn cho hai mẹ con đến sống, miễn tôi không làm to chuyện, anh vẫn chu cấp đều cho con của chúng tôi được học trường tốt, sống trong điều kiện tốt.
Những ngày mới ly hôn tôi nhớ người yêu cũ quay quắt nhưng không thể tìm gặp cậu ấy. Chị hai tôi bảo cậu ấy đã kết hôn rồi, họ mới đón con trai đầu lòng. Tôi mừng cho cậu ấy, và dặn lòng phải quên cậu ấy đi.
Tôi gặp và kết hôn với người chồng thứ hai sau đó 2 năm. Anh có ngoại hình rất giống với mối tình đầu của tôi. Có thể điều đó khiến tôi nhầm lẫn. Tôi cảm mến vô cùng tới nỗi cố tình lờ đi một số đặc điểm tính cách không phù hợp giữa hai người, tôi cứ đi đi về về giữa hai miền cảm giác - thất vọng với hiện tại và đắm đuối vào quá khứ, nuôi hy vọng người hiện tại được như người của quá khứ ngày xưa. Kết hôn được 3 năm, hy vọng của tôi lại hoàn toàn sụp đổ.
Giờ tôi chán chồng đến tận cổ, không chịu nổi thói ích kỷ, gia trưởng, có khi rất đàn bà của anh. Tôi không biết mình nhẫn nhịn thêm được bao lâu khi mỗi ngày chỉ mong được ly hôn càng sớm càng tốt. Tôi sẽ là người đàn bà bỏ chồng đến 2 lần trong 2 cuộc hôn nhân thất bại.
Tôi nhận ra quả báo từ toan tính ích kỷ trong tình yêu của mình. Tôi tưởng mình là người đã gây tổn thương cho người ta, tôi tưởng mình có quyền thương hại người ta vì không được tôi ban cho tình cảm. Nhưng hóa ra tôi mới là người đáng thương hại. Gần 40 tuổi, 2 đời chồng và 2 đứa con, tôi vẫn chưa biết yêu thương thực sự trong hôn nhân là gì. Phải chi hồi ấy, tôi không từ bỏ người đàn ông đó, thì bây giờ có lẽ cuộc sống của tôi đã khác rất nhiều rồi.
Nhà trai tuyên bố một số điều khoản khiến bên nhà tôi bàng hoàng. Cú quay xe này khét quá nên có khả năng đám cưới của chúng tôi cũng "toang" luôn.
" alt=""/>Trải qua 2 lần hôn nhân, vẫn chỉ yêu mối tình đầu của thanh xuân rực rỡTrên đỉnh núi Phạm Tịnh (Fanjingshan) nơi cao nhất của dãy núi Vũ Lăng ở tây nam Trung Quốc là hai ngôi chùa Phật giáo cổ.
Đây là một danh thắng rất khác biệt với hai ngôi chùa nhỏ xây trên đỉnh một chóp đá chẻ, nối với nhau bằng cây cầu hình vòm, nhìn hướng tới cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ.
![]() |
Hai ngôi chùa Phật giáo cổ trên đỉnh núi linh thiêng. |
Với lịch sử hơn 500 năm được xây từng thời nhà Minh, làm thế nào để các Phật tử cách đây hàng trăm năm xoay xở vận chuyển những vật liệu cần thiết lên xây chùa, đến nay vẫn còn là câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Nằm ở độ cao khoảng 2.330 m so với mực nước biển, chùa Phật và chùa Di Lặc bị ngăn cách nhau bởi hẻm núi. Nhưng du khách có thể đi theo cầu đá để từ chùa này sang chùa bên kia.
Kể từ năm 2018, UNESCO đã công nhận nơi này là Di sản Thế giới, với hai ngôi chùa có tầm quan trọng lớn trong Phật giáo, là nơi giác ngộ của Phật Di Lặc.
Chùa Treo 1.500 tuổi - Kiệt tác nằm chênh vênh giữa hẻm núi dựng đứng
Huyền Không tự là chùa treo nổi tiếng nằm ở núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, với niên đại hơn 1500 năm tuổi.
Trải qua hàng chục thế kỷ, ngôi chùa nằm ở địa thế hiểm trở, chênh vênh giữa những hẻm núi dựng đứng, nhưng vẫn hiên ngang giữa đất trời, "thi gan" cùng tuế nguyệt, tạo nên cảnh quan hùng vỹ hiếm có, đồng thời là điểm đến tâm linh hút khách đặc biệt vào dịp đầu năm.
![]() |
Chùa Treo từ lâu được xếp trong danh sách những kiệt tác kiến trúc của nhân loại. |
Theo sử sách ghi lại, Huyền Không tự do một nhà sư xây dựng, được cho là từ thời Bắc Ngụy (năm 386-557). Ban đầu, chùa vốn được dựng bằng gỗ trên vách đá. Qua nhiều triều đại phong kiến, từ nhà Đường, Nguyên, Minh, Thanh, chùa treo được trùng tu. Lần trùng tu gần đây nhất diễn ra vào năm 1900.
Nằm ở địa thế hiểm trở như thế, nguyên nhân gì giúp ngôi chùa trải qua hàng nghìn năm lịch sử cùng trời đất mà vẫn được bảo tồn gần như hoàn hảo cho con cháu đời sau? Đó là câu hỏi bất cứ du khách nào có dịp tới đây không khỏi thắc mắc.
Có thể nói, cấu trúc chùa là sản phẩm hoàn hảo của người xưa sáng tạo nên, đồng thời giúp công trình vẫn vững vàng cho tới ngày nay. Nhờ khí hậu khô trên cao đã giúp kết cấu gỗ của chùa không bị mục nát. Nằm trên vách núi, cách xa mặt nước nên lũ lụt, mưa to, hay thậm chí những trận hồng thủy cũng không thể nào tác động tới chùa.
![]() |
Huyền Không tự được xây từ thời Bắc Ngụy, đến nay trải qua hơn 1.500 năm tuổi. |
Trong 50 năm trở lại đây, lịch sử ở khu vực này từng ghi nhận xảy ra 3 trận động đất với cường độ từ 6 độ richter trở nên. Gần nhất vào năm 1992, toàn huyện có khoảng 10.000 ngôi nhà và công trình đổ sập, nhưng chùa Huyền Không vẫn không bị ảnh hưởng.
Nhờ cấu trúc còn nguyên vẹn tới ngày nay, vào tháng 12/2010, Huyền Không tự được tạp chí Times bình chọn nằm trong "Top 10 kiến trúc bí ẩn nhất thế giới".
Chùa Đá Vàng nằm chênh vênh trên tảng đá suốt nghìn năm
Chùa Đá Vàng hay chùa Kyaikhtiyo là một trong những điểm đến nổi tiếng, xếp trong hàng những kiệt tác thiên nhiên của Myanmar.
Chùa nằm trên đỉnh núi Kyaikhtiyo ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, tọa lạc trên khối đá hình trứng, chênh vênh trên sườn núi. Cả ngôi chùa và tảng đá đều được dát kín vàng.
![]() |
Tảng đá như phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực, vẫn đứng vững suốt nghìn năm qua |
Nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, du khách có cảm giác tảng đá khổng lồ có thể lăn xuống dưới bất cứ lúc nào.
Thế nhưng nó vẫn đứng vững hàng nghìn năm nay, phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực. Đáng ngạc nhiên ở chỗ, gắn liền với tảng đá vàng là truyền thuyết kỳ bí mà thú vị về Đức Phật tới nơi này truyền đạo.
![]() |
Ngôi chùa đẹp lung linh về đêm. |
Với các tín đồ Phật tử, cuộc hành hương về với ngôi chùa Đá Vàng luôn là một giấc mơ. Các Phật tử tới đây sẽ mang thêm những lá vàng dát vào tảng đá thiêng.
Đặc biệt từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, nơi này luôn chật kín Phật tử từ khắp thế giới đổ về. Trong ngày 31/12 hàng năm tổ chức lễ hội thắp hàng nghìn ngọn đèn chào năm mới và tạ ơn Đức Phật ngay tại khuôn viên chùa.
Tu viện Phật giáo linh thiêng tọa lạc trên vách đá cao ngất giữa tầng mây
Tu viện Paro Taktsang là ngôi đền nổi tiếng, địa điểm linh thiêng của Phật giáo nằm trên dãy Himalaya, cheo leo bên vách đá cao ngất giữa những tầng mây của thung lũng Paro, Bhutan.
![]() |
Tu viện Paro Taktsang nằm chênh vênh giữa các tầng mây. |
Được xây dựng vào năm 1692, công trình còn là nơi tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava.
Quần thể tu viện gồm có bốn ngôi điện chính và những khu nhà ở được thiết kế khéo léo, tùy biến theo địa thế của các vách núi đá, hang động.
Xung quanh khu vực của tu viện Paro Taktsang hiện có 8 hang động. Mỗi ngôi điện còn có ban công, là nơi lý tưởng cho du khách ngắm nhìn thung lũng Paro tuyệt đẹp ở phía dưới.
Những cây cổ thụ mọc trên nóc và buông rễ ôm trọn công trình đền, chùa cổ kính là hình ảnh độc đáo thu hút du khách khắp nơi.
" alt=""/>Những ngôi đền chùa linh thiêng tọa lạc vị trí đắc địa hiếm người ngờ tới